Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

lảm nhảm chuyện nhớ từ


Trước tiên phải nói, lúc trước mình đã hứa sẽ thường xuyên post các bài như kiểu tip, kinh nghiệm cá nhân lên website chính thức của Giáo dục Khai Sáng http://khaisangedu.com/ nhưng dạo này mình bận quá. Bài này cũng k phải là tip gì, chỉ là vài chuyện cá nhân hững lên mà viết ra, rất là không tử tế nên k cho lên website được. Vì vậy mình post lên FB và blog của mình tại stefantran.blogspot.com là những chỗ hoàn toàn cá nhân. Mọi gạch đá đều sẽ bị quăng lại k thương tiếc:))

----------------------------------------------------------------------------------------
Từ vựng là vấn đề muôn thuở trong việc học ngoại ngữ. Không thể phủ nhận khoản này thú vị nhất, mà cũng khó khăn và có phần khổ sở nhất, nhất là khi bạn cảm thấy nó khó khăn và khổ sở. Nói vậy để hiểu rằng cùng cái chuyện học từ - nhớ từ ấy nhưng mỗi người lại có cảm giác khác nhau về nó.

Mình thì hay gào thét thở than chuyện học từ, nhưng kỳ thực với mình nó chưa bao giờ là gánh nặng. Vì mình thích. Quay lại chuyện vì sao mình thích ngoại ngữ, như trong note trước “Tiếng Hàn, yêu và câu chuyện trong ngày” mình đã lý giải. Mình yêu cảm giác tìm thấy một phương tiện mới để miêu tả những điều mình, để biểu đạt tâm hồn của mình, để lấp đầy thêm cuộc sống của mình. Cứ như vậy, mỗi từ mới là một mảnh ghép mới đầy màu sắc, lung linh và bí ẩn. Đằng sau một từ ấy thôi có thể là bao nhiêu câu chuyện bề dày của một nền văn hóa, có thể là bao nhiêu tinh thần và sự tinh túy tích lũy lâu đời.

Nhiều người hay học từ mới kiểu: thấy từ - tra từ điển – nhìn nghĩa (một từ “tương đương” trong tiếng Việt) – nhìn nhìn hoặc chép chép – cố nhét nó vào đầu. Tất nhiên mỗi người sẽ có phương pháp riêng của mình để nhớ từ, nhưng dường như không phải ai cũng hài lòng và hạnh phúc với phương pháp của mình. Đúng như vậy, nếu bạn cảm thấy việc nhớ từ thật khó khăn khổ sở, thì nghĩa là việc đó thật sự khó. Vậy thôi dừng lại đi, có ý nghĩa gì khi bạn làm một việc mà không hạnh phúc với nó.

Mình không có một phương pháp nhớ từ cố định nào. Mình làm mọi trò trên tinh thần không cố nhét từ vào đầu mà cố làm cho nó thấm vào trong con người mình, trở thành một tế bào của mình, một phương tiện để biểu đạt cuộc sống của mình (nói như một vlogger mình subscribe thì là không tàng trữ, phân loại “vũ khí” mà học cách dùng nó vậy). Việc cố nhớ nghĩa của một từ là gì sẽ chẳng có ý nghĩa nếu bạn không thấm chuyện từ ấy muốn biểu đạt điều gì. Nói chuyện mấy trò mình làm (không dám gọi là phương pháp) thì cũng đủ: đọc sách đọc truyện nghe nhạc, tra từ điển thì nhìn và tự đặt ví dụ (mà mấy vd mình đặt thì đảm bảo trình độ bựa:”>), ngó nghiêng mấy dạng từ loại, gắn từ đó với cái gì đó quan trọng và đặc biệt trong cuộc sống của mình; rồi nghe có vẻ kỹ thuật hơn thì có sơ đồ cây, thẻ từ, mindmap ghép ngang ghép dọc…. Mấy trò này chắc nhiều người cũng quen rồi, làm nhiều rồi, nên hiệu quả thì phụ thuộc vào sự chủ động và tích cực của mình thôi.

Nhắc mới nhớ, mình hiếm khi có cảm giác thỏa mãn kiểu mình làm chủ được từ này rồi, vì mỗi văn cảnh nó lại muốn biểu đạt một cái khác nhau, không bao giờ là đủ. Giống y như một trò rượt đuổi đầy kích thích mà mình không ngừng không ngừng chạy theo những con chữ, vừa nhìn vừa nghĩ liệu cũng lúc này, ở đâu đó trên trái đất liệu có ai đó cũng đang nhìn hay đang nói, đang viết từ này hay không, với họ từ này có ý nghĩa thế nào với họ.

Đúng vậy, nếu bạn nghĩ việc này thật thú vị, đích thực học từ sẽ thành một việc thú vị.
“Đời thay đổi khi mình thay đổi”

-----------------------------------------------------------------------

Đừng ném đá vì cái đống mình lảm nhảm trên kia nhé.  Xuống dưới này mình sẽ tiết lộ với mọi người cách hiệu quả nhất mình đã dùng để nhớ từ tiếng anh. Mình làm cách này từ cái thời mình mới bắt đầu được ít lâu, tức là thâm niên của nó cũng tầm 1 thập kỷ. Nó giúp mình “ăn” được hàng chục từ mỗi ngày (lúc cao điểm nhất có thể lên đến ~80 từ), giúp mình giữ tỉnh táo chưa phát điên, chưa trầm cảm mà đi qua những ngày tháng quay cuồng trong Tiếng Anh (nếu ai từng ôn tuyển quốc gia, tuyển tỉnh, ôn thi đại học cùng lúc chắc sẽ hiểu cường độ kinh khủng mà mình đã trải qua). Nói luôn là cách này không tên, độ dở hơi khỏi phải bàn và khuyến khích những người giàu trí tưởng tượng kiểu dở hơi như mình=))

Đơn giản lắm. Bạn có thể lấy giấy ra vẽ hoặc ngồi tưởng tượng không thôi cũng được. Nhìn một từ bất kỳ, rồi bắt đầu tưởng tượng ra (hoặc vẽ ra) những ai, cái gì, con gì, chuyện gì xoay quanh người đó, cố tìm từ thể hiện những cái đó. Rồi nghĩ ra một câu chuyện hài hước dở hơi liên quan đến tất cả. Hoặc nếu ngồi trước một dãy từ mới dài ngoằng, mình sẽ bắt đầu hiện ra trong đầu những mối quan hệ rất dở hơi giữa chúng nó.

Câu chuyện là có một ngày, mình ngồi đọc chuyện Bạch Tuyết, với cả Công chúa ngủ trong rừng bản tiếng anh ý, có mấy từ là snow, prince, princess, kiss… Mình bắt đầu nghĩ đến King, Queen, palace, rồi winter, cohabitate (:”>)… một đống từ lặt vặt khác và thế là mình ngồi kể một câu chuyện dở hơi:
”A winter day when the prince was kissing his girlfriend, his father came in. The King thought that they want to cohabitate before marriage, without asking for his permission. Too angry, he decided to made his son get out of his palace. It was cold and snowing when our handsome prince, along with his princess leave their house. The Queen missed him very much and always shouted at her husband “Give my son back to me or we are no longer a couple”.  Then after a long time of separation she decided to divorce. Poor the impatient King.”

Xin phép khỏi dịch vì chính mình mình cũng thấy câu chuyện quá dở hơi, nhưng nó có đủ mọi thứ mình cần: có thể sai nọ sai kia nhưng nó đủ đơn giản, đủ nhẹ nhàng, có đủ từ trong đó và do chính mình vừa tưởng tượng vừa viết vừa tự cười như con dở hơi. Viết xong coi như nhớ hết đống từ trong đó luôn^^

Làm theo cách này dĩ nhiên là mình không thể học lẻ vài từ được, có phải nhiều thì chuyện nó mới nóng hổi. Mình viết lâu rồi, khoảng lớp 6, 7 gì đó, lúc đó vốn từ còn ít nên đoạn này cũng ăn đc ~15 từ mới. Nhớ có hồi lớp 10 còn ngồi viết chuyện Mặt trời yêu Trái đất xong đi ngoại tình với Sao Kim vì nó đẹp và đại diện cho tình yêu. Xong rồi Trái đất bị cao huyết áp, động đất sóng thần một trận…. toàn mấy từ khó mà chuyên ngành ý. Đại khái 1 đoạn ngắn ngắn cũng đủ sức cho bạn ~20 từ rồi.

Đúng, nhiều người cũng học từ bằng cách viết câu, nhưng mấu chốt ở chỗ là bạn viết cái gì, lúc viết toát mồ hôi đầm đìa hay phởn phơ ngồi cười ngơ như con dở, viết xong có nhớ không hay lại chỉ thở phào như kiểu làm xong bài tập. Kinh nghiệm của mình là viết ngắn thôi, mấy chuyện bình thường nhẹ nhàng, nhạt nhạt nhảm nhảm thôi thì sẽ không thấy nặng nề. Đừng viết mấy cái quá nghiêm túc, đừng viết chuyện gì mà bạn không thích hay không quan tâm. Nói chung vẫn là làm gì mà làm bạn thấy vui.

Đó là thời học tiếng Anh. Như đã khoe, bây giờ mình đang học tiếng Hàn, đồng thời thử nghiệm vài trò mới mình nghĩ ra với chỗ từ mới. Hiệu quả sẽ update sau:D
p/s: sao cứ thấy cái note này nhạt nhạt =.=”

Tiếng Hàn, lý do, yêu và câu chuyện trong ngày


Hôm nay đi học tiếng Hàn về, học bài mới, khó. Đau đầu và đói kinh khủng, về nhà chỉ lao vào ăn ăn ăn, thậm chí ăn xong mới thèm tắm, Mệt, nhưng hào hứng.
Lúc chiều onl thấy ai đó đưa tin gì đó chuyện mấy bạn trẻ định nhảy Oppa Gangnam Style vào 10-10 này, rồi thì bao nhiêu ng nhảy vào chửi. Không quan tâm lắm, nhưng trong số fr có ng sau khi chửi chán lại quay ra đay nghiến mình chỉ vì mình đang học tiếng Hàn, và đang rất hứng. Dở hơi, mình đủ mệt,vứt lại 1 câu "Chả liên quan". 
Lại nói chuyện tiếng Hàn. Mình đi học dc 1 tháng rồi, bắt đầu ghép dc câu, nói mấy thứ đơn giản, vừa nghe vừa đoán, học từ mới như điên. Từ khi định đi học đến h là hơn 2 tháng, khoe Em học tiếng Hàn, đếm kỹ chỉ có 2 ng hỏi mình là "Đi học có vui k, có thích k?" là mẹ, và 1 cậu bạn thân. Thêm 1 cô bạn hỏi "Học rồi thấy sao mày?", 1 vài ng ừ hứ tỏ vẻ k quan tâm, còn lại đa số hỏi "Học làm gì?"(thậm chí có những ng phán luôn là chả để làm gì), 1 số nhìn mình như thể mình là fan cuồng kpop đáng khinh bỉ, kiểu "Em cũng cuồng kpop hả".
Nói thật mình chỉ thấy buồn cười. Dường như 1 lý do thực dụng với nhiều  người (kể cả có những ng làm về giáo dục và tuyên ngôn đủ thứ về công tác giáo dục) còn quan trọng hơn là niềm vui, niềm hạnh phúc đc biết 1 điều gì đó mới mẻ. Khi tham gia một tổ chức giáo dục, mình đã tự tay viết từng chữ trong chính sách chất lượng "hướng đến tự học, tự giáo dục và niềm hạnh phúc trong học tập". Mình tin điều ấy là quan trọng nhất, quan trọng hơn tất cả cái gọi là "học làm gì".
Nói điều ấy ra, có ng tỏ ra nguy hiểm chặt lại mình "thế tự học dc rồi, đi học làm gì phí tiền". Mình nản hẳn "Ờ, giỏi thì tự học đi rồi hãy nói". Sr chứ mình còn là người đi chia sẻ kinh nghiệm tự học với 1 số ng khác đây này.
Cố mãi rồi mình cũng moi móc ra dc cái lý do đi học(là lý do đi học nhé, k phải lý do đi học tiếng Hàn) Từ xa xưa mình đã ngưỡng mộ những người biết nhiều thứ tiếng, như kiểu cả thế giới rộng mở vs họ ý. Mình cũng muốn thế, và mình đang bắt đầu biến cái ý muốn ấy thành hiện thực. Sau tiếng Anh là tiếng Hàn, đơn giản là cái duyên. Kể cả có là 1 thứ tiếng khác mình cũng k kém hào hứng tý nào. Không chỉ là hào hứng cái thứ tiếng ấy, mình hào hứng với 1 phần khác của thế giới đang dần mở ra trước mình.
Kể với 1 cô em mới gặp ở Trung tâm VH Hàn Quốc, cô bé mới đậu thực tập sinh của SM Town trong 1 lần hứng lên gửi bài dự thi, và đang chuẩn bị mọi thứ để bay. Cô bé bật cười "Họ là người lớn, luôn rắc rối với đủ thứ lý do".
Kể tiếp cho một cô bạn (cái cô bạn hỏi mình học rồi thấy sao đó), cô nàng cười té trên ghế xuống: "Kể ra sau này lỡ vì 1 cái lý do 3 chấm xyz lmn nào đó mà ny mày là ng Hàn hay có dính tý teo liên quan nào với Hàn Quốc, chắc bọn họ sẽ quy chụp cho cái sự lý do của mày rồi nhìn mày còn khinh bỉ hơn nhìn đám cuồng đồ kpop quá".
À mà nói luôn là mình cũng k ngại ai đó yêu rồi cuồng 1 cái gì đó đâu, đó là QUYỀN^^ ý kiến gì không.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

ngày trôi mãi xa,sao tình yêu vẫn cứ ở lại...

mình luôn biết mình may mắn.Trong cuộc sống gặp được nhiều hơn 1 người thực sự quan tâm,yêu thương mình,không vì thời gian,không vì xa cách mà thay đổi,là may mắn.Gặp được một người khiến mình thực sự quan tâm cùng yêu thương,bất chấp không gian hay thời gian,lại càng là may mắn hơn nữa
em sẽ viết về anh,cho anh trước,vì em yêu anh.ái nhân hóa Tây Thi mà.vì em yêu nên đã đợi chờ,vì em yêu nên anh là tốt nhất.anh là chàng trai mạnh mẽ,quyết đoán nhất thế giới.vì em mạnh mẽ,em chỉ có thể yêu người mạnh hơn mình.trong thứ tình yêu ấy có cả sự khâm phục cùng dựa dẫm.anh tỉnh táo,mạnh mẽ và yêu bản thân.anh luôn có đường lối rõ ràng.anh biết điều gì tốt nhất cho mình,và tốt nhất cho em.anh vạch rõ đường cho anh,cho em.anh không thích em nhiều lời,không thích em níu kéo,nuối tiếc,hay bất cứ cái trò gì mà ng ta hay gọi là thói đàn bà.anh yêu em bằng cách dạy em mạnh mẽ,dạy em tự lập,dạy em k yêu ai nhiều hơn yêu bản thân,dạy em rằng "k tốt cũng k sao,ích kỷ hay xấu xa cũng k vấn đề,nhưng nhất định phải sống hạnh phúc" "ng ta cho em cái gì thì cứ trả lại gấp nhiều lần như thế,k cần áy náy,nhưng nhất định đừng tự tổn thương mình".anh giúp em đứng vững,để tới khi không có anh ở bên,em đã đủ mạnh để tự mình chống chọi.Kẻ mãnh giả thường không được hạnh phúc.em biết anh không có mấy ngày hạnh phúc,nhưng em rất tự tin anh đã vui khi ở cạnh em.sao nhỉ,tình yêu của mình sao giống một cuộc trao đổi.vui khi gặp mặt,cười khi chia tay,em tin anh chưa bao giờ,và sẽ không bao giờ làm em khóc.anh biết mà đúng không,19 tuổi,rất lâu sau khi anh rời khỏi em để đi tìm con đường cho riêng mình,em mới có đủ can đảm lò dò đi tìm hạnh phúc mới.được một tuần em hất tung người kia chỉ vì 1 câu nói của anh"anh muốn gặp em".em biết anh đã về VN từ trước,nhưng anh k tìm em mà dọn nhanh cho xong công việc để có vài ngày cuối cùng chỉ để bên em.còn em đã từng dám 1 lúc đổi cả email,yahoo,sđt.có kém gì nhau đâu.nhưng em vẫn thua.em tung hê tất cả chạy đến bên anh để rồi anh bảo em là mùa thu sang năm anh kết hôn.còn gì nữa nhỉ,anh vẫn yêu em.sang năm anh sẽ quay trở lại.vì em là do anh dạy thành ra như thế,em không khóc,không đờ đẫn,không suy sụp,không ngơ ngác,không giận dữ,không làm bất cứ chuyện gì mất hình tượng,em chỉ nói"đàn ông có vợ không được ngoại tình,kể cả trong tư tưởng".em k phải đàn ông có vợ cũng k phải phụ nữ có chồng,nhưng em k được yêu người có vợ.nghĩ lại thì anh đâu phải người 100%  hoàn hảo,tình yêu của mình đâu phải đẹp như cổ tích hay thi ca.đơn giản là yêu thôi


còn bạn,tớ nhận ra bọn mình có duyên cũng tự nhiên như chuyện tớ nhận ra bạn có tình cảm hơn mức bạn bè với tớ.bạn cũng là một chàng trai mạnh mẽ,và bạn quan tâm tớ theo một cách khác hẳn.bạn bảo tớ cứ sống như tớ muốn,cứ vô tư,cứ bồng bột cứ lộn xộn và bạn sẽ ở bên cạnh cho tớ dựa vào,lau nước mắt và giúp tớ đứng vững.điều này thật mới lạ,và kỳ diệu với tớ.ở cạnh bạn rất dễ chịu.tớ luôn có cảm giác bạn vững chắc,và dường như chỉ cần tớ say yes,ngay lập tức tớ sẽ biến thành 1 cây dây leo cả đời có thể quấn lấy bạn,dựa vào bạn.nhưng thế nào nhỉ,tớ đã say no.có những yêu thương chỉ có thể cảm,chứ không thể nhận.tớ không thích quản ng khác,cũng k thích bị quản.tớ sợ bị nghẹt thở trong tính sở hữu quá cao của bạn.nếu tớ yêu bạn tớ là của bạn.tớ cũng là một cô gái thôi,dù k phải ng hảo ngọt nhưng cô gái nào có thể k xao động trước những
quan tâm nhẹ nhàng,ấm áp và tinh tế từ một người bạn trai chứ.dường như bạn biết tớ đã cố gắng thế nào để giữ mình k đổ cái rụp khi bạn chìa bàn tay ra.nhưng chàng trai ạ,lỡ như 1 ngày tớ thành thú cưng của bạn thì sao,dám là như thế lắm.tớ phải cố gắng,để mình chỉ là bạn.nói thật là tớ vui khi bạn quyết định đi du học.thật khó khăn nhưng tớ biết bạn mạnh mẽ,quyết đoán hơn bạn tỏ ra.với những gì đang có và sẽ có,bạn sẽ rất thành công,nhưng tớ k có ý định để bạn cắp theo tớ trên con đường thành công ấy.
dù ở thật xa nhưng sự quan tâm của bạn dành cho tớ vẫn không thay đổi.tớ biết bạn là người không bao giờ dễ dàng từ bỏ,nói là dùng trăm phương ngàn kế cũng không phải quá đi.lần gần đây nhất gặp nhau,bạn hỏi tớ"nếu ngày mai bạn có ny thì tớ  phải làm thế nào đây".tớ trả lời"ngoài tiếp tục sống bạn còn phương án nào khác hơn không".bạn mỉm cười"uh tớ thì tiếp tục sống vui vẻ,còn ng khác thì tớ k biết".tớ thề là lúc bạn bước đi tớ đã thấy cái đuôi cáo màu cam to bự lủng lẳng đằng sau.chỉ hơn tớ gần 1 năm sống trên đời mà sao bạn đáng sợ thế.bất quá,tớ thích.thế đấy,thích làm bạn với bạn,thích đi chơi với bạn,thích cái cách bạn đến bên tớ lúc tớ một mình.thật ích kỷ nhưng tớ thực sự đã muốn hỏi bạn 1 câu giống y như vậy "nếu ngày mai bạn có ny thì tớ biết làm thế nào".nhưng tớ không nói thế,thật thiếu sáng tạo.thay vào đó tớ hẹn"nếu khi bạn trở về bên cạnh tớ mà tớ chưa có ny,bạn cũng alone thì bọn mình yêu nhau nhé".tớ biết bạn không ngại "công đồn có địch",nhưng mà tớ ngại
thế đấy,cuộc sống nhiều màu sắc,mỗi người 1 vẻ và k có ai toàn vẹn.3 chúng ta 1 ngày kia sẽ tìm được mảnh ghép của mình,có thể khi đó đều đã trầy vi tróc vảy với cuộc đời rồi.có thể khi đó đã xa tới nỗi ng kia ở đâu cũng không biết,nhưng có sao đâu.người ta nói 2 người kiếp này chỉ đi ngang qua nhau thôi thì kiếp trước cũng phải có duyên nợ với nhau nhiều lắm.có thể đi cùng nhau 1 quãng đường dài như thế,từ khi còn nhỏ tới khi lớn lên,từ lúc còn bồng bột đến khi hiểu chuyện,nhìn nhau lớn lên,nhìn nhau cố gắng,đã xem như mãn nguyện.
kiếp trước một ngàn lần hiểu nhau,đổi lấy kiếp này một lần yêu nhau...
nguyện ấy,xin để kiếp sau vậy...

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

something like that

i'm trying to improve my english skill.it is much worse than in the past.but dont worry everything will be ok.
being in the most difficult time ever.everything seem to be bad with me n my fam.tight budget,run out of money.my mother told me"everyone has their own financial probs,but dont let it make you upset.calm down and keep yourself comfortable.step n step get over it.do your best n everything will be ok" i know she has more prob than me,but she is still encouraging me,so there is no reason for me to give up.just go straight ahead
ahhhhh i'm so lazy. in theory,i should be studying,but in fact,i'm typing st  i dont know exactly lol.just wanna write st.i have no idea what i'm thinking.i must try my best to study,to get gud mark n scholarship.but i'm tired,really tired.i'm weak,i'm sensitive.it is true whether i accept or not.trying to listening some english with a toeic cd.it is ok if i study at home with my lap and headphone.but in the class with the radio,it is different.i can hear nothing lol.my speaking is so-called ok,i think so.ok dont care to much.it is soon ok after a short time.but the final exam is cominggggggggg ahhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh so terrible a headache.very difficult subject n i know nothing.i have put much pressure on myself recently n now i really tired.i dont know how i will pass the exam,but by any way i'll pass,bcuz of having no choice
now that really tired.ok let's jot down some of the business term just crossing my mind:)






joint venture
venture capitalist
bidder
merger
premises
entrepreuner
location
promote
lean production(just in time delivery)
mass production
remuneration
human resource department
research n development department
return on investment
payback period
risk
negotiation
sale representative
sale pitch
target market
market share
market leader
parent company
head office
headquarter
accountant
staff
......
....
........
.......
add on later..
oh so surprisingly realize that I'm so different from myself on the past:((

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

...

in the darkest days ever in my life,I realize that there is noone beside me.everything is up to my choice,continue with my way and find a solution by myself,or sit down and my life comes to a deadlock.they tell me everything will be ok,but they dont explain how to do.noone could help me better than myself.I-a little girl in the access to wide life,alone and lonely.step by step,I'm coming...
facing to the fate,I realize that nothing could make me more scared than the moment when I see my relatives,my friends hurt.only if they are ok,I will be afraid of nothing.I'm just a little girl,but i want to protect them,protect myself.i know i must be stronger,much stronger...step by step,be strong,me<3

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Gửi em, "kẻ trộm" chồng chị!

Chị biết em yêu chồng chị nhưng chẳng lẽ chị bỏ chồng chị chỉ vì em yêu chồng chị sao?
Xét cho cùng, chị rất hài lòng với thư em. Dù sao thì em cũng đã... điên lên mà bộc lộ bản chất “trời đánh tám búa” của mình (chồng chị mà biết cái này chắc ông ấy ấn tượng lắm!).

Nhưng, trong cái hài lòng cũng có chút buồn: Tủi phận đàn bà chung thôi em ạ. Chị có thể hình dung em ghê gớm, em đanh đá, em bất chấp tất cả nhất định giằng lấy chồng chị cho bằng được, chỉ có điều chị không bao giờ tưởng tượng được một cô gái trẻ, có nghề nghiệp, chắc với đời thì vẫn còn mới toanh, hoàn toàn không phải là đồ second hand, vậy mà tự nhận mình là kẻ “khố rách áo ôm”, là kẻ “ngây ngô, thậm chí đần độn”.

Ôi em ơi, sao lại tự hạ giá mình như thế? Chẳng lẽ chỉ vì một lão đàn ông (không đáng gì mấy) mà em sẵn sàng bộc lộ cái bản chất “khố rách áo ôm” của em trước thiên hạ thế sao?




Các cụ bảo đàn bà khó dạy, thật đúng! Em nóng lòng dọn vào ngôi nhà ấy lắm sao? Em càng nóng bao nhiêu, chị sẽ càng lạnh bấy nhiêu. Đã bảo đến nhà chơi thì xin mời, còn gói nhà lại tính đem đi luôn thì không được.

Luật pháp đứng về phía chị, gia đình nội ngoại đứng về phía chị, con cái đứng về phía chị, em cứ chiến đấu với chừng ấy thứ đi đã, rồi thì thắng bại tính sau. Đàn ông có thể không thích sống trong nhà, nhưng các ông ấy cũng biết “sẩy nhà ra thất nghiệp”, cũng biết rời nhà ra là “tứ cố vô thân”, nên các ông ấy cứ ra ngoài than thở với các em thế thôi, chứ dễ gì bỏ nhà để trở thành kẻ vô gia cư, nhất là khi vô gia cư lại được cộng với một nàng “khố rách áo ôm” nữa!

Chị cảm ơn em đã cho chị biết chị thiếu gì. Chị đã chăm sóc mình cho hấp dẫn hơn, tự “lạ hóa” mình cho mới mẻ hơn, chị đã củng cố lại giềng mối gia đình cho chặt chẽ, chị cũng chiều ông ấy hơn. Chị rút kinh nghiệm từ các em về cách tôn sùng ông ấy, dịu dàng nhỏ nhẹ và lắng nghe ông ấy.

Điều này có khó gì đâu. Chị ra ngoài đường, gặp ông xe ôm cũng còn ngọt ngào được mấy câu để trả giá, gặp đồng nghiệp còn cười đùa thăm hỏi chân tình, khó gì việc ấy với chồng con. Chỉ là ngày trước chưa quan tâm, bây giờ bù lại gấp nhiều lần thế thôi. Đàn bà mà, cũng giống như em thôi, hễ có mục tiêu rõ ràng là làm được hết. Đàn bà đã muốn là trời muốn, phải không em?

Em thử nghĩ xem, em chỉ có mỗi một tình yêu thôi (ôi! Cái thứ phù du hư ảo ấy!) mà đã lồng lộn lên đòi chiếm, đòi ở, đòi chia sẻ, đòi chịu đựng, đòi dời đổi đủ thứ, chị - người vợ - có nhiều thứ hơn em nhiều, chị phải ra sức mà giữ chứ. Em nóng lòng một, chị sẽ giữ chặt đến mười.

Người vợ từ xa xưa đã được di truyền cái khả năng giữ chồng đấy rồi, em có nhớ không, nó tàn nhẫn lắm đấy: “Bậu ra cho khỏi tay choa/ Cái xương bậu nát cái da bậu mòn!”. Những người vợ hiện đại hôm nay mạnh mẽ hơn nhiều em ạ. Chị đã bảo chả còn gì nhiều nhặn ở đấy đâu, và rất có thể, đến khi em giằng được ông ấy ra khỏi gia đình chị, ông ấy cũng đã cạn kiệt, rách tướp. Ôi kho báu của kẻ ăn mày! Chẳng lẽ suốt đời em cam cảnh khố rách áo ôm?

Làm người thứ ba chẳng phải là chọn lựa khôn ngoan gì cho lắm. Đừng nhân danh tình yêu mà phá vỡ hạnh phúc của những gia đình khác. Hãy dừng lại đi em.

Chưa lập gia đình mà đã phải lồng lộn lên vì giành giật hơn thua, chưa chạm tay vào hạnh phúc mà đã “khố rách áo ôm”, chưa long lanh ngày nào đã phải tự nhận mình “xấu xí nhưng… mới lạ”, hỏi em sẽ mới lạ được bao nhiêu ngày? Chị mong em suy xét trước sau bình tĩnh, bởi vì các bà vợ cũng đang hết sức cố gắng giữ bình tĩnh, không phải chỉ để giữ chồng, mà còn để giữ vững gia đình của họ.

Chị biết em yêu chồng chị nhưng chẳng lẽ chị bỏ chồng chị chỉ vì em yêu chồng chị sao? Chị biết, chắc cũng có nhiều cô gái có tình ý với chồng chị, nhưng họ đều làm chủ được bản thân mà dừng lại trong giới hạn. Suy cho cùng, sở hữu một căn nhà không ma nào thèm nhìn ngó đến, có một người chồng chả hấp dẫn ai thì có gì thú vị đâu.

Ở vào địa vị của chị, em sẽ hiểu, sở hữu một căn nhà mà nhiều kẻ thèm nhỏ dãi mới thích chứ, sống với một người chồng có sức hút mới thú vị chứ! Trong đời làm vợ, người đàn bà nào chả có lần phải đương đầu với những kẻ đến sau, những kẻ chỉ lăm le vào nhà người ta mà trộm cắp hạnh phúc. Bản năng gìn giữ gia đình đã trở thành máu thịt, xã hội càng hiện đại, những kẻ trộm càng tân tiến, các bà vợ cũng càng khôn khéo hơn đấy em ạ. Chẳng là vì các bà vợ cũng trưởng thành từ các cô gái trẻ được giáo dục và ngày càng được trang bị nhiều hơn các kỹ năng gìn giữ hạnh phúc của gia đình mình ấy mà. 

Cuối thư, chị gửi em một “thông điệp màu hồng”: Nếu đã “lỡ yêu”, đừng “hái đau thương” vì tình yêu đó. Cuộc sống luôn dành cho em sự lựa chọn, xin em đừng chọn mình là kẻ “khố rách áo ôm”, là kẻ “ngây ngô đần độn”, hãy vì chút kiêu hãnh đàn bà của tất cả chúng ta, để sống trong bình an và hạnh phúc.

Theo Phụ Nữ TPHCM
nguồn http://www.docbao.vn/News.aspx?cid=14&id=108918&d=04082011

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

Ý NGHĨA NGÀY NAY CỦA HỌC THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C. MÁC GS.TS. BÙI NGỌC CHƯỞNG – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Ý NGHĨA NGÀY NAY CỦA HỌC THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C. MÁC

GS.TS. BÙI NGỌC CHƯỞNG – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1 – Cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa
C. Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư, rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất" (1). Quy luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột người lao động không có tư liệu sản xuất, được thực hiện dưới những hình thức và cơ chế khác nhau trong những hình thái xã hội khác nhau.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn về thân thể vào giai cấp chủ nô, thì ngoài việc bị bóc lột lao động thặng dư, nô lệ còn bị chiếm một phần lớn sản phẩm cần thiết của giai cấp nô lệ. Trong chế độ phong kiến, giai cấp nông nô đã có một phần tự do về thân thể đối với giai cấp địa chủ và chế độ bóc lột lao động thặng dư biểu hiện dưới hình thức bóc lột địa tô, lao động thặng dư và lao động cần thiết được phân chia rõ ràng. Bởi vậy, theo C. Mác cơ chế bóc lột thời phong kiến có nhiều tiến bộ hơn chiếm hữu nô lệ.
Giai cấp tư sản bước lên vũ đài lịch sử cũng là giai cấp độc chiếm tư nhân những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Khác với cơ chế bóc lột trong hai hình thái kinh tế – xã hội trước chủ yếu dựa trên quan hệ hiện vật, cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa dựa trên quan hệ giá trị; nói cách khác là quan hệ trao đổi những vật ngang giá (tức là tuân theo quy luật giá trị). Quan hệ này che dấu sự bóc lột trong một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và bình đẳng, chính vì vậy mà các nhà kinh tế học trước C. Mác đã không thành công trong việc lý giải bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa.
A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài rằng, mua bán giữa tư bản và công nhân hình như là mua bán lao động nên cả hai ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận. Chẳng hạn, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được kết tinh vào vật, như vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động; lao động được xác định là thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để đo lường giá trị của bản thân nó. Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng thực tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các cách giải thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận và ngược lại.
C. Mác đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… – Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động. Do đó dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra, biến thành lợi nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra lợi nhuận không phủ định lẫn nhau mà song song tồn tại: trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân theo quy luật ngang giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản vẫn thu được phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu hiện thành bóc lột giá trị thặng dư là quy luậtbóc lột đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó.

Tỷ số giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến hay tỷ số giữa lao động thặng dư và lao động cần thiết là tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất đó nói lên mức độ bóc lột giai cấp công nhân. Giá trị thặng dư có biểu hiện bề ngoài là một số tiền dôi ra ngoài tư bản ứng trước; số tiền đó có tên gọi là lợi nhuận. Phạm trù lợi nhuận che dấu quan hệ bóc lột vì nó làm cho người ta dễ lầm tưởng là con đẻ của tư bản ứng trước (c + v) chứ không phải là con đẻ của tư bản khả biến (v).
Tổng số giá trị thặng dư bóc lột được phân chia thành các loại thu nhập ăn bám trong xã hội tư bản: lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng; nó còn được phân chia nhỏ hơn nữa thành lợi nhuận doanh nghiệp, lợi tức cho vay v.v.. Quá trình phân chia đó tuân thủ theo quy luật cạnh tranh bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Giá trị thặng dư còn phải phân chia cho chủ sở hữu ruộng đất dưới hình thức địa tô. Như vậy, tổng số giá trị thặng dư do toàn bộ giai cấp vô sản, công nhân tạo ra trong các ngành sản xuất bị toàn bộ giai cấp tư bản và địa chủ phân chia nhau trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, đỉnh cao của nó là độc quyền nhà nước là chủ nghĩa đế quốc, đã có nhiều biến đổi trong hình thức và cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong thời kỳ tự do cạnh tranh thì nay, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, nó biểu hiện thành quy luậttỷ suất lợi nhuận độc quyền cao; quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất trong thời kỳ tự do cạnh tranh nay biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền với hệ thống giá bán độc quyền cao, giá mua độc quyền thấp do tư bản độc quyền can thiệp và áp đặt v.v.. Những bộ phận cấu thành lợi nhuận độc quyền cao là: lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết của công nhân trong xí nghiệp độc quyền; một phần lao động thặng dư của các xí nghiệp nhỏ và vừa do xí nghiệp độc quyền xén bớt thông qua hệ thống giá cả độc quyền; lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết của nông dân và thợ thủ công cũng bị bóc lột thông qua hệ thống giá cả độc quyền; phần quan trọng là siêu lợi nhuận thuộc địa dựa trên sự bóc lột nặng nề lao động thặng dư và một phần lao động cần thiết của nhân dân lao động ở những nước thuộc địa hay phụ thuộc.
Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế bóc lột đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn (chủ nghĩa Taylo, chủ nghĩa Fayol, chủ nghĩa Ford, chủ nghĩa Ford mới v.v., lần lượt xuất hiện để biện minh cho tính công bằng, sòng phẳng trong quan hệ giữa tư bản với lao động). Trên thực tế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, ngày càng có nhiều thủ đoạn và hình thức bòn rút lợi nhuận tinh vi để không ít người còn lầm tưởng đến một thứ chủ nghĩa tư bản mới "nhân văn" hơn trước đây, như "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "xã hội tham dự"… Điều không thể che dấu được đó là sự hình thành một tầng lớp tư sản ăn bám, quý tộc, thực lợi, tài phiệt; sự thao túng có tính chất toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong các quan hệ thương mại quốc tế; sự xuất hiện của cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế; sự áp đặt chính sách giữa Đông và Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo…
2 – Đào sâu sự phân cực xã hội – hệ quả tất yếu của quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa
Sự phân hóa xã hội thành giai cấp không lao động nhưng giàu có, đầy quyền lực, thống trị, áp bức đa số người trong xã hội và giai cấp lao động sản xuất ra của cải xã hội nhưng nghèo khổ, bị tước mọi quyền và bị áp bức là sản phẩm tất yếu của mọi xã hội có chế độ người bóc lột người dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng sự phân cực xã hội với hình thức biểu hiện kinh tế của nó là sự phân hóa giàu – nghèo trong các xã hội nô lệ và phong kiến, mặc dù các chế độ bóc lột siêu kinh tế này biểu hiện ra là dã man, tàn bạo, nhưng là có hạn độ.
Trong chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, sự phân cực xã hội là vô cùng sâu sắc, sự phân hóa giàu nghèo được đẩy tới cực độ. Ở đây của cải ngày càng tập trung vào một số nhỏ các cá nhân là những triệu phú và tỉ phú; ở cực đối lập là những người sống dưới mức nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển và đông đảo những người cùng khổ, đói rét ở các nước tư bản đang phát triển. Chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa đã sớm chớp lấy những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, do đó năng suất lao động thặng dư cũng ngày càng tăng theo; cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa đã chuyển hướng sang dựa chủ yếu trên sự tăng năng suất lao động. Cũng trên cơ sở kỹ thuật đã phát triển mà cơ chế bóc lột dựa trên tăng cường độ lao động thái quá và kéo dài ngày lao động một cách che dấu cũng phát triển. Của cải xã hội ngày càng được tạo ra nhiều, nhưng lại chỉ tập trung vào một cực. Mặt khác, nội dung vật chất của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư mang hình thức giá trị trao đổi (tức là vàng bạc hay tiền tệ); trong quan hệ bóc lột dựa trên hình thức giá trị trao đổi, lòng thèm khát tăng lao động thặng dư và khát vọng làm giàu trên cơ sở đó được đẩy tới cực độ. Sở dĩ như vậy là vì giá trị trao đổi với hình thức biểu hiện vật chất của nó là vàng, tức tiền tệ, về mặt chất lượng có sức mạnh vô hạn (có tiền là có tất cả), về mặt số lượng bao giờ cũng có hạn. Mâu thuẫn giữa chất lượng có sức mạnh vô hạn và số lượng có hạn đó làm tăng lòng thèm khát vơ vét được nhiều tiền. Do tất cả những điều kiện lịch sử và tình hình trên, quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa đã đẩy sâu quá trình phân cực xã hội mà các xã hội bóc lột trước kia không thể sánh kịp.
Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa còn là tái sản xuất mở rộng nhằm mở rộng bóc lột và ngày càng tích tụ tập trung tư bản để cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội với mục đích thu lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình và thắng trong cạnh tranh. Do đó, tư bản tích lũy ngày càng giành đầu tư nhiều hơn vào việc hiện đại hóa guồng máy sản xuất, làm cho kết cấu hữu cơ (c/v) của tư bản thay đổi theo hướng: tư bản bất biến (c) tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối trong khi tư bản khả biến (v) tăng lên tuyệt đối, nhưng giảm tương đối do kỹ thuật hiện đại vừa đắt tiền vừa làm giảm số lượng công nhân vận hành máy móc. Quy luật kết cấu của tư bản thay đổi theo hướng tăng lên như vậy dẫn đến giảm mức cầu về sức lao động trong khi số lượng của giai cấp công nhân tăng lên cùng với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ đó dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối hay nạn thất nghiệp và hình thành đội quân công nghiệp trù bị.
Tích tụ, tập trung tư bản trong quá trình tích lũy cũng đưa đến kết quả một số ít nhà tư bản tước đoạt của số đông nhà tư bản nhỏ và vừa qua con đường cạnh tranh "cá lớn nuốt cá bé". Nạn nghèo khổ, áp bức, nô dịch, bóc lột càng tăng lên. Vậy là, sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa…
3 – Ý nghĩa ngày nay của Học thuyết về giá trị thặng dư đối với nước ta
Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính chất dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu, sản xuất ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; và trong chừng mực mà kết quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người công nhân, thì đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng muốn sản xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực và tư liệu, tức là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí sức lực của mình một cách tiết kiệm và đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít nhất về tư liệu" (2).
Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.
Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t 23, tr 347 (2) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Sđd, t26, phần II, tr 804
SOURCE: TẠP CHÍ CỘNG SẢN SỐ 82 NĂM 2005